Friday, May 18, 2018

Vôi hóa khớp gối

Khuân vác vật nặng, khom lưng quá lâu,… cũng là nguyên nhân khiến khớp gối chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương, từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức và lâu ngày dẫn đến đau khớp gối, thoái hóa khớp gối, vôi hóa khớp gối.

Hạn chế những chấn thương vùng khớp gối


Chấn thương vùng khớp gối khiến khớp gối bị tổn thương, dẫn đến nguy cơ vôi hóa khớp gối cao hơn. Vì thế trong cuộc sống hàng ngày bạn nên chú ý và cẩn trọng những va chạm ở khớp gối nhé.

Tập thể dục, thể thao

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày có thể giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ cơ xương khớp một cách hiệu quả. Các động tác rèn luyện khớp gối hay môn bơi lội là sự lựa chọn đúng đắn để giúp bạn phòng bệnh vôi hóa khớp gối.



Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp người bệnh sớm phát hiện những tổn thương ở xương khớp và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Điều trị vôi hóa khớp gối


Vôi hóa khớp gối là bệnh lý thuộc thoái hóa khớp vì thế không có thuốc điều trị riêng biệt mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng của bệnh.

Phương pháp điều trị vôi hóa khớp gối như sau:

Nếu người bệnh có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn, giảm cân là một biện pháp hợp lý nhất giúp xương khớp giảm bớt áp lực. Từ đó giảm thiểu được những cơn đau.

Điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không chứa steroid nhằm giảm các triệu chứng đau nhức khớp gối ở người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân lưu ý không tự ý dùng các thuốc mà phải được sự chỉ định của bác sĩ.



Kết hợp bổ sung các hoạt chất sinh học cần thiết cho xương khớp nhằm tăng cường dịch khớp, giảm ma sát, phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và giúp hồi phục khớp xương.

Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị bệnh vôi hóa khớp gối để giảm đau bằng các liệu pháp châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu, thực hiện bài tập phục hồi xương khớp, tập yoga để giảm đau do gai vôi. Ngoài ra, người bệnh nên xây dựng thời gian nghỉ ngơi hợp lý và chườm đá giảm sưng đau tại nhà.

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Sunday, May 6, 2018

Quy định tiêm thuốc vào khớp

Tác dụng chính của phương pháp này là giúp thuốc tác dụng tại chỗ và không gây ra các tác động toàn thân. Thuốc sẽ được tiêm vào khớp, đi qua bao khớp vào trong khoang khớp để thuốc được tiếp xúc trực tiếp vào màng hoạt dịch và đầu xương, sụn khớp.


Thông thường, trong điều trị bệnh xương khớp có 4 vị trí thường được tiêm thuốc vào. Đó là các khớp:


Khớp vai.
Khớp ngón tay.
Khớp gối.
Khớp khuỷu.

Khi nào cần tiêm thuốc vào khớp


Tiêm thuốc vào khớp thường áp dụng trong một số trường hợp như:

Những tình trạng thoái hóa khớp gây đau và tình trạng sưng phản ứng.

Tình trạng viêm khớp do thấp cấp và mạn tính bao gồm: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, bệnh tạo keo,…

Những trường hợp viêm khớp do các vấn đề viêm nhiễm từ vi khuẩn, virus, nấm,… thường không được tiêm nội khớp vì có thể làm bệnh nặng hơn. Bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị khác cho bạn nhân.

Những quy định cần biết khi tiêm thuốc vào khớp


Khi tiến hành tiêm thuốc vào khớp, có một số quy định các y bác sĩ cần đặc biệt lưu ý như:
Thuốc dùng để tiêm chỉ dùng các thuốc chứa corticoid giải phóng chậm. Gồm các loại: hydrocortison acetat, methylprednisolon 21-acetat (depo-medrol), betamethason 21-dipropionat (diprospan).

Ngoài ra một số dạng thuốc kháng có thể dùng để bổ sung chất nhầy cho khớp như acid hyaluronic (hyruan, go-on, hyacin..). Ngoài các thuốc này không được tiêm các dung dịch và thuốc khác vì có thể gây nhiễm trùng tại ổ khớp. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở đâu

Cần tiến hành vô khuẩn tuyệt đối. Chỉ những nơi có điều kiện vô khuẩn, khử khuẩn tốt ở tuyến huyện, tỉnh và bệnh viện trung ương mới được thực hiện tiêm thuốc vào khớp.



Khi tiêm thuốc vào khớp không được tiêm quá 3 lần trong một đợt. Mỗi lần tiêm cũng phải cách nhau 3 – 7 ngày tùy thuộc và loại thuốc sử dụng. Mỗi đợt tiêm phải cách nhau tối thiểu 2 tháng mới được tiêm trở lại.

Đối với trường hợp tiêm thuốc vào cột sống cần chú ý 2 thủ thuật: tiêm ngoài màng cứng, tiêm cạnh cột sống. Khi tiêm ngoài màng cứng, tiến hành chọc kim giữa các đốt sống vùng thắt lưng và đưa thuốc và khoang ngoài màng cứng của tủy sống. Các thuốc được chỉ định sử dụng là những dung dịch corticoid, xylocain, vitamin nhóm B, natri clorua 0,9%. Sử dụng mỗi lần từ 10 – 20 ml. Mỗi đợt tiêm 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 7 ngày.

Thủy châm (hay tiêm thuốc vào huyệt) là một thủ thuật có tác dụng điều trị tốt. Cần phải có những chẩn đoán trước khi tiêm với các loại thuốc được quy định. Tuyệt đối không được tiêm các loại kháng sinh, chống viêm không có chỉ định.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thursday, May 3, 2018

Ít vận động dễ bị thoái hóa khớp vai không?

Không chỉ là bệnh lý thường gặp ở những người mang vác nặng, người chơi thể thao…, thoái hóa khớp vai còn tấn công cả những người ít vận động, hay giữ khớp vai quá lâu ở một tư thế (như chống tay). Thời gian trôi đi thì tiến trình thoái hóa sụn chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng vấn đề quan trọng là cần xem xét điều trị thoái hoá khớp vai để không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.


Ít vận động vẫn có thể bị thoái hóa khớp vai


Rất nhiều trường hợp bị thoái hóa khớp vai, do vận động nhiều như vận động viên cử tạ, cầu lông, golf, bóng bàn, bơi lội... Những người làm việc khuân vác, quai búa, gò, hàn… và cả những bà nội trợ thường xuyên xách đồ nặng cũng dễ bị tổn thương vùng vai, cần phải điều trị thoái hóa khớp vai. Bên cạnh đó, thói quen ít vận động, giữ khớp vai quá lâu ở một tư thế như dân văn phòng ngồi lâu bên máy tính, khiến khớp nhanh chóng “xuống cấp”.

Tùy mức độ bệnh, có người thoái hoá khớp không có biểu hiện đau, có người đau rất nhiều khi vận động. Những tổn thương tại khớp vai rất dễ gặp phải nhưng lại mất thời gian dài để hồi phục khả năng vận động, dù đã được điều trị thoái hóa khớp vai tích cực, vì vùng vai dễ bị viêm dính khớp. Do đó, nên có chẩn đoán sớm và chính xác bệnh lý này.


Khớp vai cấu tạo khá phức tạp


Vai là một trong những khớp lớn của cơ thể, thường xuyên được sử dụng trong vận động hằng ngày nên rất dễ bị tổn thương, vì vậy người bệnh cần chú ý để tránh làm tổn thương khớp, dẫn đến việc phải điều trị thoái hóa khớp vai. Cấu tạo khớp vai khá phức tạp, với năm khớp nhỏ là khớp vai chính, khớp mỏm cùng cánh tay, khớp mỏm cùng xương đòn, khớp ức đòn và khớp bả vai - lồng ngực để biên độ hoạt động của cánh tay có thể mở rộng từ trước ra sau. Khớp vai được treo ổn định nhờ hệ thống dây chằng, gân cơ xung quanh. Nếu hệ thống dây chằng, bao khớp và gân cơ không ổn định hoặc tổn thương thì sẽ gây lỏng lẻo khớp.

Thống kê cho thấy, nguyên nhân làm xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp vai là do chấn thương vùng đốt sống cổ, hoặc sử dụng khớp vai quá nhiều, từ đó gây hao mòn sụn khớp.

Các chấn thương thường không hư hại ngay đến sụn khớp, nhưng theo thời gian theo tiến trình tuổi tác thì khả năng dinh dưỡng cho sụn, cũng như sự lỏng lẻo khớp dần dần đưa đến thoái hoá khớp xảy ra và quá trình điều trị thoái hóa khớp vai thì tương đối khó do cấu trúc vai và sự đa dụng trong các hoạt động hằng ngày.

Theo số liệu thống kê tại Mỹ, có đến 90% bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai là do sụn khớp hao mòn theo thời gian. Những tổn thương của sụn lâu ngày sẽ khiến các phần xương dưới sụn dần lộ ra, tiếp xúc nhau khi vận động, gây ra tình trạng đau khớp, viêm khớp.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Saturday, April 28, 2018

Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng đau dây thần kinh ngoại biên

Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh không nằm ở não và tủy sống. Ngày nay căn bệnh này trở nên phổ biến hơn.


Nguyên nhân


Từng bị chấn thương hay chèn ép dây thần kinh

Ví dụ như: tai nạn xe cộ, bị té ngã, bị thương khi chơi thể thao,… lúc này dây thần kinh có nguy cơ đã bị đứt gãy hay hư hỏng.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Ít nhất 50% số bệnh nhân mắc chứng bệnh tiểu đường phát sinh thêm các bệnh liên quan đến thần kinh.

Phơi nhiễm các chất độc

Khi cơ thể bị các chất độc xâm nhập thì bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên dễ dàng xuất hiện. Chẳng hạn như khi dùng hóa trị để điều trị ung thư, do môi trường sống nhiễm độc hay do độc tố thâm nhập vào cơ thể qua ăn uống.

Thiếu hụt vitamin

Khi cơ thể không cung cấp đủ vitamin B, B1, B6, B12, E và niacin thì dễ mắc bệnh liên quan đến thần kinh, trong đó có viêm dây thần kinh ngoại biên.

Lạm dụng rượu bia và chất kích thích

Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất kích thích dẫn đến không ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên vì thế mà phát sinh.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng vi rút hay vi khuẩn là một trong các nhân tố gây bệnh này, ví dụ như nhiễm trùng các loại vi khuẩn vi rút bệnh lyme, lupus, bệnh zona, viêm gan c, HIV,…

Mắc 1 số các bệnh khác

Khi mắc 1 số bệnh như gan, thận cũng dễ khiến dây thần kinh ngoại biên bị thương tổn.

Các khối u xuất hiện

Trên cơ có khối u có thể gây chèn ép lên xung quanh dây thần kinh sẽ khiến bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên xuất hiện. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ PCC Tphcm

Rối loạn di truyền

Bao gồm charcot-marie-tooth và đa dây thần kinh amyloid.

Triệu chứng bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên:


– Ban đầu thông thường là tê tay, chân, ngứa và sau đó là lây lan ra cánh tay, bắp chân.

– Cơ thể cảm thấy đau khớp cổ tay, chân, đau khớp vai và có thể cảm thấy nóng quanh các vùng dây thần kinh ngoại biên đi qua.

– Các cơ cảm giác như là kim châm hay bị điện giật.

– Cơ vận động yếu và có thể liệt cơ.

– Có phản ứng mạnh với các tác nhân như ánh sáng, nguồn điện,..

– Các cơ quan trên cơ thể không thể phối hợp được một cách bình thường như trước.

– Nếu viêm dây thần kinh ngoại biên nặng, bệnh nhân có thể còn cảm thấy đau bụng và rối loạn đường tiêu hóa.

Đây là các nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Cần phát hiện sớm bệnh mới có khả năng trị khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng.

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Wednesday, April 25, 2018

Đau xương cụt

ĐAU XƯƠNG CỤT LÀ MỘT TRONG NHỮNG BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP RẤT THƯỜNG GẶP VÀ XUẤT HIỆN Ở NHIỀU ĐỐI TƯỢNG, NHIỀU LỨA TUỔI KHÁC NHAU. MỘT PHẦN CŨNG CHÍNH LÀ DO BỆNH LÝ NÀY ĐƯỢC DẪN ĐẾN BỞI RẤT NHIỀU NGUYÊN NHÂN.


Vì có sự liên kết này, nên những bệnh nhân đau xương cụt thường có những cảm giác đau lan tới cả phần mông và hông. Một vài trường hợp bệnh nặng, cơn đau còn kéo xuống đến chân và háng gây cảm giác vô cùng khó chịu và bất tiện cho người bệnh.

Theo các thống kê gần đây, các chấn thương, việc cơ thể trải qua những va đập mạnh là nguyên nhân lớn nhất làm xuất hiện hiện tượng đau xương cụt. Bệnh nhân có thể đã phải chịu đựng những cú ngã, tai nạn hoặc đơn giản là ngồi sai tư thế quá lâu. Trong các trường hợp này, vùng xương cụt bị tổn thương và gây ra những sự đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Các bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp, thoái hóa đốt sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm… cũng thường xuyên có các cơn đau xương cụt ở mông.



Ở những người có tuổi, các chức năng khớp bắt đầu yếu dần, tình trạng thoái hóa xương khớp xuất hiện khiến các cơn đau là không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, những người cao tuổi cũng ít vận động hơn là nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt khi ngồi quá nhiều.

Trong quá trình mang thai, vùng hông của phụ nữ bị gia tăng áp lực có thể gây hiện tượng đau xương cụt.

Một trong những nguyên nhân khác của đau xương cụt ở mông xảy ra ở nữ giới là do bị mắc một số bệnh phụ khoa. Phổ biến nhất có thể kể đến những trường hợp mắc bệnh liên quan đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục, vùng chậu hay có thể là ung thư cổ tư cung…

Chính vì nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt ở mông rất đa dạng nên khi xuất hiện những cơn đau ở vị trí này, bước đầu tiên cần làm là xác định nguyên nhân mắc bệnh. Việc chuẩn đoán đúng nguyên nhân sẽ giúp bệnh nhân có một định hướng và phương pháp điều trị đúng đắn.

Bên cạnh đó việc đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện đều đặn cũng sẽ giúp ngăn chặn và hạn chế các cơn đau rất hiệu quả.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. 

Sunday, April 22, 2018

Chữa đau dây thần kinh ngoại biên

Đau dây thần kinh ngoại biên có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc chấn thương, hay những tác nhân dạng độc, virus, vi khuẩn tấn công. Cơ chế của chúng là chèn ép lên những dây thần kinh này gây nghẽn và sưng viêm, tạo nên cảm giác đau theo từng mức độ bệnh.


Viêm dây thần kinh ngoại biên có thể để lại rất nhiều những hệ quả, nổi bật trong đó là những cơn đau ảnh hưởng đời sống và tinh thần người bệnh, những vùng da bị mất cảm giác dẫn đến không có phản ứng báo về trung tâm khi cơ thể gặp nguy hiểm, nhiều vùng da lâu dần bị hoại tử…

Việc phát hiện và chẩn đoán được loại bệnh cũng khá khó khăn, hầu như bác sĩ sẽ cần dựa vào những thông tin lấy từ người bệnh và những bài kiểm tra vật lý trực tiếp trên cơ thể để làm cơ sở kết luận bệnh. Khi đó, ta mới có những liệu pháp chữa đau dây thần kinh phù hợp và hiệu quả.

Tùy theo từng vị trí phát bệnh, tùy theo mức độ, thời gian bệnh và tùy theo thể trạng cho phép của mỗi người mà có các cách chữa đau dây thần kinh phù hợp khác nhau. Tuy nhiên, tổng hợp lại, ta có thể khái quát bằng hai phương pháp lớn: dùng thuốc điều trị đau dây thần kinh và vật lý trị liệu.

Thuốc giảm đau


Đây là loại thuốc phổ biến được dùng cho các bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh ngoại biên. Thuốc được áp dụng đối với những trường hợp có mức độ không quá nặng, sẽ dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid.

Còn đối với trường hợp bệnh biểu hiện nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng các loại thuốc giảm đau kê theo đơn.


Thuốc chống động kinh


Một số loại thuốc có thể kể đến như Phenytoin (Phenytek, Dilantin), Carbamazepin (Tegretol, Carbatrol), Pregabalin (Lyrica), Topiramate (Topamax), Gabapentin (Neurontin, Gralise).

Tuy nhiên các loại thuốc này tác động lên cơ quan chủ thần kinh, có thể gây ra chóng mặt và buồn ngủ, người bệnh nên dùng trước thời gian nghỉ ngơi.

Thuốc ức chế miễn dịch


Các loại thuốc này sẽ giúp giảm phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể, hỗ trợ người bệnh tự miễn dịch. Một số loại thuốc như Azathioprine (Azasan, Imran), Cyclosporin (Sandimmune), Prednisone.

Thuốc chống trầm cảm


Những loại thuốc như Doxepin và Nortriptyline (Pamelor, Aventyl), Amitriptylin có khả năng can thiệp hóa học vào cơ quan chủ quan não bộ và tủy sống, ngăn cản nguy cơ hình thành căn bệnh trầm cảm ở người mắc vấn đề về dây thần kinh.

Miếng dán Lodocain


Chất gây tê Lidocaine có trong miếng dán sẽ giúp người bệnh giảm đau tại vùng tiếp xúc. Đây là sản phẩm hỗ trợ chữa đau dây thần kinh ngoại biên khá hiệu quả.

Châm cứu xung điện


Chữa đau dây thần kinh ngoại biên bằng phương pháp châm cứu là hướng lựa chọn phổ biến thứ hai sau dùng thuốc. Châm cứu nên kết hợp với xung điện để tác động tích cực nhất đến dây thần kinh, kích thích khí huyết lưu thông, đồng thời cũng giúp giảm những cơn đau mãn tính của người bệnh.

Việc châm cứu chính xác vào những huyệt đạo quan trọng cần tay nghề của những chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Và những liệu trình châm cứu cũng cần kiên trì theo đuổi để đạt hiệu quả tốt nhất.

Giác hơi chân không


Giác hơi chân không cũng là một phương pháp massage thải độc cho cơ thể vô cùng hiệu quả. Thời gian gần đây, phương pháp này được nghiên cứu và đưa vào y học cổ truyền để chữa đau dây thần kinh ngoại biên cho các bệnh nhân. Sau khoảng 1 – 2 liệu trình, về cơ bản tình trạng bệnh của đa số bệnh nhân đều có dấu hiệu tiến triển tốt. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng PCC tại Tphcm

Truyền dịch tăng sức đề kháng


Sau biến chứng, cơ thể người bệnh có thể sẽ phải chịu những tổn thương nặng nề. Vì thế, việc truyền dịch vào cơ thể sẽ đưa dinh dưỡng trực tiếp vào thẳng tĩnh mạch để phục hồi từ từ cho bệnh nhân, đồng thời giảm sưng phù, kháng viêm và giảm nguy cơ rối loạn thần kinh.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Saturday, April 21, 2018

Chữa gai cột sống bằng hạt đười ươi

HẠT ĐƯỜI ƯƠI HAY CÒN ĐƯỢC GỌI LÀ HẠT ƯƠI, TRONG QUẢ ĐƯỜI ƯƠI CÓ CHỨA 35% LÀ PHẦN NHÂN VÀ 65% PHẦN VỎ. TRONG NHÂN HẠT ĐƯỜI ƯƠI CÓ CHỨA 2,98% LÀ CHẤT BÉO. NGOÀI RA CÒN CÓ TINH BỘT, STERCULIN HAY BASSORIN. CÒN TRONG VỎ CHỨA 1% LÀ CHẤT BÉO, 59% CHẤT BASSORIN, TANIN VÀ CHẤT NHẦY. VỚI NHỮNG THÀNH PHẦN NHƯ VẬY NÊN ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI SỬ DỤNG ĐỂ CHỮA BỆNH GAI CỘT SỐNG BẰNG HẠT ĐƯỜI ƯƠI.


Chữa nhiệt, nóng trong người, ho khan, nhức răng, đau họng, đau mắt đỏ, đại tiện ra máu, mụn lở. Các bệnh về xương khớp, đặc biệt là gai cột sống.

Cây đười ươi to cao 20-25m hay hơn, cành có góc, lá mọc tập trung ở đỉnh cành, phiến to dài, màu bạc sáng. Hoa nhỏ, quả nang mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu lục, vỏ quả mỏng. Hạt to bằng ngón tay hình bầu dục hay thuôn dài.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Hạt đười ươi: 20 hạt

Nước đun sôi để ấm

Cách dùng:

Bỏ 20 hạt đười ươi vào ngâm với nước ấm trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau khi hạt đười ươi mềm thì lấy ra bóc bỏ nhân, chỉ lấy phần cơm đười ươi. Sau đó cho phần cơm đười ươi vào ly, pha một chút đường và uống 3 lần trong ngày.

Khi uống nên uống cả nước và cái của đười ươi. Sử dụng bài thuốc này trong 2 tuần liên tục sẽ có tác dụng tốt chữa bệnh gai cột sống.


Lưu ý: Ngoài việc sử dụng hạt đười ươi để điều trị bệnh gai cột sống, người bệnh nên có chế độ tập luyện và ăn uống khoa học để có hiệu quả hơn trong việc chữa trị. Phương pháp này cũng chỉ có tác dụng giúp hỗ trợ chữa bệnh, giảm các cơn đau do bệnh gây ra chứ không có tác dụng chữa triệt để bệnh.

Đồng thời, tránh khom lưng trong các tư thế sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp giảm bớt cơn đau nhức, hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống nhanh chóng.

Mặc dù, hạt đười ươi có tác dụng tốt cho bệnh nhân bị gai cột sống. Nhưng còn tùy thuộc vào từng cơ địa, mức độ bệnh mà hiệu quả của loại hạt này mang lại khác nhau.

Chính vì vậy, khi bị gai cột sống ngoài việc dùng hạt đười ươi để chữa trị bệnh. Người bệnh nên sớm đi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp để được bác sỹ tư vấn cách chữa trị phù hợp, chính xác.


Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thursday, April 19, 2018

Vôi hóa cột sống nên kiêng canxi không?

Từ lâu trong dân gian luôn quan niệm rằng khi bị các bệnh xương khớp nên kiêng ăn nhiệt thịt, hải sản, những thực phẩm chứa nhiều canxi vì sợ bị đau nhức xương khớp. Trong đó rất nhiều người nghĩ rằng khi bị bệnh vôi hóa cột sống không nên ăn thực phẩm giàu canxi vì lo ngại sẽ bị tích tụ nhiều canxi mới hình thành gai xương và khiến cho bệnh trở nên tồi tệ hơn.


Vôi hóa cột sống hay còn gọi là gai cột sống. Đây là bệnh khá phổ biến đang xảy ra ở nhiều người, nhất là từ tuổi trung niên. Bệnh là do sự lắng đọng tích tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai gây chèn ép lên các dây thần kinh. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến xương, sụn bị thoái hóa gây đau nhức khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.

Tuy nhiên trên thực tế lại không phải như vậy. Các bệnh xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp ngược lại cần bổ sung thêm nhiều canxi giúp nuôi dưỡng sụn khớp là điều rất quan trọng. Canxi là nguyên tố quan trọng để cấu tạo hệ xương khớp và chống thoái hóa, loãng xương. Thậm chí lúc này cơ thể cần được bổ sung lượng canxi lớn hơn.

Theo các nghiên cứu, khi lượng canxi được hấp thụ vào trong cơ thể luôn được kiểm soát nghiêm ngặt và duy trì ở mức ổn định, thường là chỉ được hấp thụ khoảng 10% còn lại 90% sẽ bị đào thải bằng đường phân. Do đó, người bệnh cần thiết bổ sung lượng canxi thay vì suy nghĩ kiêng ăn các loại thực phẩm chứa chất này.



Do vậy, bạn nên xác nhận lại thông tin và cơ sự điều chỉnh hợp lý trong chế độ ăn uống tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi nên ăn như hải sản (tôm, cua, cá), sữa, các loại đậu, ngũ cốc, các loại xương sương động vật… Điều trị thoát vị đĩa đệm lâu năm ở đâu

Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên ăn các loại rau nhiều chất xơ, có lá màu xanh đậm như cải xoong, rau chân vịt, súp lơ xanh…giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, trong chế độ ăn của người bệnh không thể thiếu các loại quả có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi. Trong chúng có men kháng viêm và sinh tố vitamin C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

Ngoài việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm trên, bạn cần bổ sung thêm lượng vitamin D cho cơ thể sẽ rất tốt cho xương khớp. Tăng cường vận động, luyện tập phù hợp với thể trạng cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống.

Tuesday, April 17, 2018

Bệnh gout và nguyên nhân mắc bệnh

BỆNH GOUT ẢNH HƯỞNG TỚI XƯƠNG KHỚP GÂY ĐAU ĐỚN VÀ ẢNH HƯỞNG TRẦM TỚI CUỘC SỐNG CỦA CÁC BỆNH NHÂN MẮC PHẢI. NGÀY XƯA CÓ THỂ NÓI BỆNH GOUT THƯỜNG THƯỜNG ĐƯỢC GỌI LÀ BỆNH CỦA NGƯỜI NHÀ GIÀU, TRONG THỜI KÌ PHONG KIẾN THÌ HẦU NHƯ BỆNH GOUT HAY MẮC Ở VUA CHÚA, QUAN LẠI GIÀU CÓ. 


Nhưng ngày theo nhiều chứng minh cho thấy rằng các bệnh gout mắc phải là do người ăn quá nhiều thực phẩm có chứa acid uric mà chất này thường có trong những loại thực phẩm đắt tiền nên thường mắc ở những người giàu có là vì vậy. Bệnh nếu không được điều trị bệnh gout hợp lý có thể gây biến dạng xương khớp và có thể gây liệt khớp.


Nguyên nhân chính gây nên bệnh gout


Người ta đã phát hiện đối với những người mắc bệnh gout thì khi xét nghiệm sẽ phát hiện trong cơ thể lượng acid uric tăng cao. Có thể là do ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều acid uric như: Thịt, cá, nấm, tôm, cua..một phần uống bia rượu.

Một nguyên nhân nữa là bệnh gout có thể mắc phải ở một số người mắc bệnh suy thận, hoặc các bệnh giảm chức năng của thận do lượng acid trong cơ thể cần được đào thải ra bên ngoài qua thận nhưng do chức năng thận bị suy giảm hạn chế sự bài tiết nên lượng acid uric được giữ lại trong máu có thể hình thành nên bệnh gout.

Bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.


Bệnh gout có thể ảnh hưởng như thế nào tới xương


Bệnh gout dễ thấy nhất đó chính là các cơn đau dữ dội, bệnh thường ảnh hưởng đến các khớp lớn các ngón chân cái, nhưng nó có thể xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay. Các cơn đau có thể kéo dài và dai dẳng.

Sau khi cơn đau nặng nhất giảm xuống, một số cơn đau khớp có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Sau đó cơn đau sẽ kéo dài và ảnh hưởng đến nhiều khớp. Các khớp sẽ thấy sưng đỏ bởi đó chính là hiện tượng của viêm các khớp, khớp bị ảnh hưởng hoặc khớp trở nên sưng đỏ và đau.

Hiện tượng này xảy ra thường xuyên mà không có các biện pháp điều trị thì bệnh có thể gây nên viêm xương khớp mãn tính và gây biến dạng các khớp, sẽ không còn cử động được. gây liệt khớp không hồi phục. Bệnh ảnh hưởng rất lớn tới hệ xương khớp và cần được điều trị sớm và kết họp với chế độ dinh dưỡng thích hợp để có điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Đau nhức khuỷu tay phải làm sao?

Khuỷu tay là bộ phận thường xuyên chịu đựng các tác động cơ học, tì đè trong các hoạt động của con người nên rất dễ bị tổn thương. Các vận động viên thể thao hay người thường xuyên hoạt động với thao tác tay lặp lại là những đối tượng dễ gặp phải chấn thương ở khuỷu tay. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt với cấu tạo khá phức tạp của khuỷu, việc chẩn đoán đúng để có hướng can thiệp kịp thời là tối quan trọng.


Cấu trúc của khuỷu tay:


Khuỷu tay là khớp có cấu trúc đặc biệt, nằm giữa 2 cấu trúc lớn là cánh tay và cẳng tay. Tại khớp khuỷu sẽ có 3 vùng xương nhô ra với các gân bám vào; bên ngoài khuỷu có mỏm trên lồi cầu ngoài – nơi bám của các nhóm cơ duỗi cổ tay và các ngón tay. Phần bên trong khuỷu, có mỏm trên lồi trong – nơi bám của các nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay. Phần xung quanh các khớp khuỷu sẽ có dây chằng và bao khớp. Chức năng chính của khuỷu tay là gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay.

Nguyên nhân đau khuỷu tay:


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các chấn thương ở khuỷu tay nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (còn có tên gọi khác là hội chứng đau khuỷu tay tennis): xảy ra khi có các chấn thương đến các cơ, gân, dây chằng quanh phần dưới của khớp khuỷu tay và phần trước cánh tay. Những vết rách hình thành trong gân và cơ điều khiển cử động của phần trước cánh tay. Cuối cùng, các vết rách này dẫn đến sự hình thành sẹo và hiện tượng vôi hóa. Nếu không được điều trị, những vết sẹo và chỗ vôi hóa này sẽ gây ra áp lực lớn cho các cơ và dây thần kinh.chấn thương ở khuỷu tay Không chỉ thường gặp ở những vận động viên chơi tennis, hội chứng tennis elbow còn phổ biến ở những đối tượng thường   xuyên hoạt động cơ bắp, cẳng tay hằng ngày như họa sĩ, thợ mộc, thợ ống nước… Điều trị thoát vị đĩa đệm PCC Tphcm

Viêm mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay (còn được gọi là hội chứng golf) xảy ra chủ yếu do việc vận động quá mức, thường gặp ở những người chơi golf.Sự vận động của cánh tay dưới luôn đòi hỏi việc dùng nhiều sức lực lặp đi lặp lại, đồng thời với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý khiến các cơ rơi vào tình trạng làm việc quá sức.

Ngoài ra, đau khuỷu tay còn có thể xuất phát do viêm khớp khuỷu (bệnh gút, bệnh lý viêm thấp khớp), viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu, các chấn thương ở khuỷu (bong gân, giãn cơ, trật khớp, gãy xương), chèn ép thần kinh trong (chèn ép thần kinh quay, thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu tay, thoái hoá hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ).

Nhận biết triệu chứng đau khuỷu tay:


Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cũng khác nhau.

Đối với tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hội chứng đau khuỷu tay tennis), triệu chứng bắt đầu là những cơn đau nhẹ, từ từ nặng lên sau vài tuần. Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc rát phần ngoài của khuỷu tay, mất dần dần sức cầm nắm. Đặc biệt, các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng khi người bệnh thực hiện các hoạt động liên quan đến cánh tay, cẳng tay.

Đối với tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu trong (hội chứng golf), người bệnh sẽ bị đau dọc bên trong khuỷu tay, đau tại điểm bám gân cơ bên trong khuỷu tay, thường có cảm giác căng cơ.

Cách chữa đau khuỷu tay hiệu quả không dùng thuốc: 


Do có nhiều nguyên nhân gây đau khuỷu tay khác nhau nên việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là yếu tố quan trọng trước khi tiến hành chữa trị. Việc tùy tiện dùng các loại thuốc uống, thuốc tiêm bắp mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, loãng xương, cao huyết áp, đái tháo đường… Quan trọng hơn, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, hoàn toàn không mang lại hiệu quả trong việc chữa đau tận gốc.

Các bác sĩ chuyên khoa áp dụng liệu trình điều trị bao gồm phương pháp thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu, chiếu tia laser cường độ cao, sóng xung kích shock wave, kết hợp châm cứu và băng dán giảm đau Rock Tape để điều chỉnh những sai lệch trong cấu trúc khớp khuỷu tay, giảm đau nhanh chóng và triệt để. Đây đều là những phương pháp chữa trị hiện đại, được các bệnh viện uy tín ở Hoa Kỳ và các nước tiên tiến áp dụng.

Ngoài vai trò chữa lành chấn thương khuỷu tay, các bác sĩ và đội ngũ kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng còn hướng dẫn cho bệnh nhân các động tác đúng khi sinh hoạt và chơi thể thao nhằm tránh bị tái đau trở lại. Đã có rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị có thể hồi phục hoàn toàn chức năng tay, thoải mái vận động mà không còn lo các cơn đau tái phát.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Sunday, April 15, 2018

Phong thấp ra mồ hôi

Chứng phong thấp ra mồ hôi tay chân hoàn toàn không gây nguy hiểm cho người bệnh. Song chính những biểu hiện mà bệnh mang lại có thể gây cản trở đến công việc, sinh hoạt và khiến người bệnh gặp phiền phức, mất tự tin trong giao tiếp.


Với những người mắc chứng phong thấp đổ mồ hôi tay chân thì vào những ngày hè nóng nực có lẽ là thời điểm làm họ cảm thấy ám ảnh nhất. Trong những ngày này mồ hôi ở tay chân tiết ra rất nhiều. Vào mùa đông bệnh lại khiến cho tay chân lạnh ngắt , nếu không có biện pháp giữ ấm tay chân thì cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh và bị bệnh.

Tùy theo đối tượng bị bệnh mà lượng mồ hôi ở tay chân ra nhiều hay ít. Một số trường hợp bị nặng mồ hôi thoát ra ngoài quá nhiều có thể chảy thành nước. Điểm đặc biệt, hiện tượng ra mồ hôi ở lòng bàn chân lại rất dễ khiến chân bốc mùi hôi, nhất là vào mùa hè. Điều này tạo cảm giác bất tiện, mất tự tin cho chính người bị bệnh cũng như gây tâm lý e ngại với những người đối diện.

Lời khuyên dành cho bạn:


Hiện nay chứng phong thấp ra mồ hôi tay chân được cho là rất khó điều trị. Việc sử dụng thuốc tân dược hầu như không mang lại hiệu quả. Biện pháp hữu hiệu nhất có thể giúp điều trị bệnh đó chính là phẫu thuật cắt và đốt hạch giao cảm- nơi sản xuất ra mồ hôi. Tuy nhiên phẫu thuật thành công thì cũng chỉ giúp điều trị được 90% căn bệnh này.

Thêm vào đó sau phẫu thuật người bệnh cũng phải đối diện với một số tác dụng phụ không mong muốn, điển hình nhất là việc không ra mồ hôi ở một số vùng có thể khiến cho da có cảm giác khô và nóng rát, tuy nhiên những phần khác trong cơ thể lại bị tăng tiết mồ hôi để bù trừ gây ra nhiều bất tiện.

Do vậy bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để làm giảm tiết mồ hôi ở tay chân như:

Dùng lá lốt: Lấy cây lá lốt đem sắc nước đặc uống liên tục trong 1 tuần liền, sau đó nghỉ 5 ngày và tiếp tục dùng thuốc thêm 1 tuần nữa bệnh sẽ bớt.

Ngâm tay chân vào nước muối ấm: Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ lấy 1 nắm muối biển hòa tan trong nước ấm và ngâm tay chân vào.



Chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng chè xanh: Lấy chè xanh nấu nước pha loãng ra tắm kết hợp với ngâm tay chân hàng ngày.

Hơ ngải cứu: Để giảm chứng lạnh tay chân do mắc chứng bệnh này vào mùa đông có thể đốt ngải cứu để hơ tay chân. Tinh dầu có trong ngải cứu sẽ giúp giữ ấm tay chân và hạn chế tình trạng hư hàn gây tiết mồ hôi.

Lá dâu tằm: Hàng ngày lấy 1 nắm lá dâu tằm nấu nước uống. Có thể kết hợp lá dâu tằm với các vị thuốc khác như lá lốt, hạt sen và cho một chút đường vào nước sẽ dễ uống hơn.
Xông muối: Lấy muối rang lên cho thật nóng rồi hơ hoặc gói vào một miếng vài mỏng để chườm lên tay chân cũng sẽ giúp làm giảm bệnh.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể làm bạn yên tâm hơn cũng như có kiến thức khám chữa bệnh tốt nhất. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.