Khuân vác vật nặng, khom lưng quá lâu,… cũng là nguyên nhân khiến khớp gối chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương, từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức và lâu ngày dẫn đến đau khớp gối, thoái hóa khớp gối, vôi hóa khớp gối.
Hạn chế những chấn thương vùng khớp gối
Chấn thương vùng khớp gối khiến khớp gối bị tổn thương, dẫn đến nguy cơ vôi hóa khớp gối cao hơn. Vì thế trong cuộc sống hàng ngày bạn nên chú ý và cẩn trọng những va chạm ở khớp gối nhé.
Tập thể dục, thể thao
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày có thể giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ cơ xương khớp một cách hiệu quả. Các động tác rèn luyện khớp gối hay môn bơi lội là sự lựa chọn đúng đắn để giúp bạn phòng bệnh vôi hóa khớp gối.
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp người bệnh sớm phát hiện những tổn thương ở xương khớp và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Điều trị vôi hóa khớp gối
Vôi hóa khớp gối là bệnh lý thuộc thoái hóa khớp vì thế không có thuốc điều trị riêng biệt mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng của bệnh.
Phương pháp điều trị vôi hóa khớp gối như sau:
Nếu người bệnh có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn, giảm cân là một biện pháp hợp lý nhất giúp xương khớp giảm bớt áp lực. Từ đó giảm thiểu được những cơn đau.
Điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không chứa steroid nhằm giảm các triệu chứng đau nhức khớp gối ở người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân lưu ý không tự ý dùng các thuốc mà phải được sự chỉ định của bác sĩ.
Kết hợp bổ sung các hoạt chất sinh học cần thiết cho xương khớp nhằm tăng cường dịch khớp, giảm ma sát, phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và giúp hồi phục khớp xương.
Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị bệnh vôi hóa khớp gối để giảm đau bằng các liệu pháp châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu, thực hiện bài tập phục hồi xương khớp, tập yoga để giảm đau do gai vôi. Ngoài ra, người bệnh nên xây dựng thời gian nghỉ ngơi hợp lý và chườm đá giảm sưng đau tại nhà.
No comments:
Post a Comment