Thursday, May 3, 2018

Ít vận động dễ bị thoái hóa khớp vai không?

Không chỉ là bệnh lý thường gặp ở những người mang vác nặng, người chơi thể thao…, thoái hóa khớp vai còn tấn công cả những người ít vận động, hay giữ khớp vai quá lâu ở một tư thế (như chống tay). Thời gian trôi đi thì tiến trình thoái hóa sụn chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng vấn đề quan trọng là cần xem xét điều trị thoái hoá khớp vai để không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.


Ít vận động vẫn có thể bị thoái hóa khớp vai


Rất nhiều trường hợp bị thoái hóa khớp vai, do vận động nhiều như vận động viên cử tạ, cầu lông, golf, bóng bàn, bơi lội... Những người làm việc khuân vác, quai búa, gò, hàn… và cả những bà nội trợ thường xuyên xách đồ nặng cũng dễ bị tổn thương vùng vai, cần phải điều trị thoái hóa khớp vai. Bên cạnh đó, thói quen ít vận động, giữ khớp vai quá lâu ở một tư thế như dân văn phòng ngồi lâu bên máy tính, khiến khớp nhanh chóng “xuống cấp”.

Tùy mức độ bệnh, có người thoái hoá khớp không có biểu hiện đau, có người đau rất nhiều khi vận động. Những tổn thương tại khớp vai rất dễ gặp phải nhưng lại mất thời gian dài để hồi phục khả năng vận động, dù đã được điều trị thoái hóa khớp vai tích cực, vì vùng vai dễ bị viêm dính khớp. Do đó, nên có chẩn đoán sớm và chính xác bệnh lý này.


Khớp vai cấu tạo khá phức tạp


Vai là một trong những khớp lớn của cơ thể, thường xuyên được sử dụng trong vận động hằng ngày nên rất dễ bị tổn thương, vì vậy người bệnh cần chú ý để tránh làm tổn thương khớp, dẫn đến việc phải điều trị thoái hóa khớp vai. Cấu tạo khớp vai khá phức tạp, với năm khớp nhỏ là khớp vai chính, khớp mỏm cùng cánh tay, khớp mỏm cùng xương đòn, khớp ức đòn và khớp bả vai - lồng ngực để biên độ hoạt động của cánh tay có thể mở rộng từ trước ra sau. Khớp vai được treo ổn định nhờ hệ thống dây chằng, gân cơ xung quanh. Nếu hệ thống dây chằng, bao khớp và gân cơ không ổn định hoặc tổn thương thì sẽ gây lỏng lẻo khớp.

Thống kê cho thấy, nguyên nhân làm xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp vai là do chấn thương vùng đốt sống cổ, hoặc sử dụng khớp vai quá nhiều, từ đó gây hao mòn sụn khớp.

Các chấn thương thường không hư hại ngay đến sụn khớp, nhưng theo thời gian theo tiến trình tuổi tác thì khả năng dinh dưỡng cho sụn, cũng như sự lỏng lẻo khớp dần dần đưa đến thoái hoá khớp xảy ra và quá trình điều trị thoái hóa khớp vai thì tương đối khó do cấu trúc vai và sự đa dụng trong các hoạt động hằng ngày.

Theo số liệu thống kê tại Mỹ, có đến 90% bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai là do sụn khớp hao mòn theo thời gian. Những tổn thương của sụn lâu ngày sẽ khiến các phần xương dưới sụn dần lộ ra, tiếp xúc nhau khi vận động, gây ra tình trạng đau khớp, viêm khớp.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

No comments:

Post a Comment