Friday, May 18, 2018

Vôi hóa khớp gối

Khuân vác vật nặng, khom lưng quá lâu,… cũng là nguyên nhân khiến khớp gối chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương, từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức và lâu ngày dẫn đến đau khớp gối, thoái hóa khớp gối, vôi hóa khớp gối.

Hạn chế những chấn thương vùng khớp gối


Chấn thương vùng khớp gối khiến khớp gối bị tổn thương, dẫn đến nguy cơ vôi hóa khớp gối cao hơn. Vì thế trong cuộc sống hàng ngày bạn nên chú ý và cẩn trọng những va chạm ở khớp gối nhé.

Tập thể dục, thể thao

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày có thể giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ cơ xương khớp một cách hiệu quả. Các động tác rèn luyện khớp gối hay môn bơi lội là sự lựa chọn đúng đắn để giúp bạn phòng bệnh vôi hóa khớp gối.



Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp người bệnh sớm phát hiện những tổn thương ở xương khớp và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Điều trị vôi hóa khớp gối


Vôi hóa khớp gối là bệnh lý thuộc thoái hóa khớp vì thế không có thuốc điều trị riêng biệt mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng của bệnh.

Phương pháp điều trị vôi hóa khớp gối như sau:

Nếu người bệnh có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn, giảm cân là một biện pháp hợp lý nhất giúp xương khớp giảm bớt áp lực. Từ đó giảm thiểu được những cơn đau.

Điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không chứa steroid nhằm giảm các triệu chứng đau nhức khớp gối ở người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân lưu ý không tự ý dùng các thuốc mà phải được sự chỉ định của bác sĩ.



Kết hợp bổ sung các hoạt chất sinh học cần thiết cho xương khớp nhằm tăng cường dịch khớp, giảm ma sát, phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và giúp hồi phục khớp xương.

Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị bệnh vôi hóa khớp gối để giảm đau bằng các liệu pháp châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu, thực hiện bài tập phục hồi xương khớp, tập yoga để giảm đau do gai vôi. Ngoài ra, người bệnh nên xây dựng thời gian nghỉ ngơi hợp lý và chườm đá giảm sưng đau tại nhà.

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Sunday, May 6, 2018

Quy định tiêm thuốc vào khớp

Tác dụng chính của phương pháp này là giúp thuốc tác dụng tại chỗ và không gây ra các tác động toàn thân. Thuốc sẽ được tiêm vào khớp, đi qua bao khớp vào trong khoang khớp để thuốc được tiếp xúc trực tiếp vào màng hoạt dịch và đầu xương, sụn khớp.


Thông thường, trong điều trị bệnh xương khớp có 4 vị trí thường được tiêm thuốc vào. Đó là các khớp:


Khớp vai.
Khớp ngón tay.
Khớp gối.
Khớp khuỷu.

Khi nào cần tiêm thuốc vào khớp


Tiêm thuốc vào khớp thường áp dụng trong một số trường hợp như:

Những tình trạng thoái hóa khớp gây đau và tình trạng sưng phản ứng.

Tình trạng viêm khớp do thấp cấp và mạn tính bao gồm: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, bệnh tạo keo,…

Những trường hợp viêm khớp do các vấn đề viêm nhiễm từ vi khuẩn, virus, nấm,… thường không được tiêm nội khớp vì có thể làm bệnh nặng hơn. Bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị khác cho bạn nhân.

Những quy định cần biết khi tiêm thuốc vào khớp


Khi tiến hành tiêm thuốc vào khớp, có một số quy định các y bác sĩ cần đặc biệt lưu ý như:
Thuốc dùng để tiêm chỉ dùng các thuốc chứa corticoid giải phóng chậm. Gồm các loại: hydrocortison acetat, methylprednisolon 21-acetat (depo-medrol), betamethason 21-dipropionat (diprospan).

Ngoài ra một số dạng thuốc kháng có thể dùng để bổ sung chất nhầy cho khớp như acid hyaluronic (hyruan, go-on, hyacin..). Ngoài các thuốc này không được tiêm các dung dịch và thuốc khác vì có thể gây nhiễm trùng tại ổ khớp. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở đâu

Cần tiến hành vô khuẩn tuyệt đối. Chỉ những nơi có điều kiện vô khuẩn, khử khuẩn tốt ở tuyến huyện, tỉnh và bệnh viện trung ương mới được thực hiện tiêm thuốc vào khớp.



Khi tiêm thuốc vào khớp không được tiêm quá 3 lần trong một đợt. Mỗi lần tiêm cũng phải cách nhau 3 – 7 ngày tùy thuộc và loại thuốc sử dụng. Mỗi đợt tiêm phải cách nhau tối thiểu 2 tháng mới được tiêm trở lại.

Đối với trường hợp tiêm thuốc vào cột sống cần chú ý 2 thủ thuật: tiêm ngoài màng cứng, tiêm cạnh cột sống. Khi tiêm ngoài màng cứng, tiến hành chọc kim giữa các đốt sống vùng thắt lưng và đưa thuốc và khoang ngoài màng cứng của tủy sống. Các thuốc được chỉ định sử dụng là những dung dịch corticoid, xylocain, vitamin nhóm B, natri clorua 0,9%. Sử dụng mỗi lần từ 10 – 20 ml. Mỗi đợt tiêm 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 7 ngày.

Thủy châm (hay tiêm thuốc vào huyệt) là một thủ thuật có tác dụng điều trị tốt. Cần phải có những chẩn đoán trước khi tiêm với các loại thuốc được quy định. Tuyệt đối không được tiêm các loại kháng sinh, chống viêm không có chỉ định.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thursday, May 3, 2018

Ít vận động dễ bị thoái hóa khớp vai không?

Không chỉ là bệnh lý thường gặp ở những người mang vác nặng, người chơi thể thao…, thoái hóa khớp vai còn tấn công cả những người ít vận động, hay giữ khớp vai quá lâu ở một tư thế (như chống tay). Thời gian trôi đi thì tiến trình thoái hóa sụn chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng vấn đề quan trọng là cần xem xét điều trị thoái hoá khớp vai để không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.


Ít vận động vẫn có thể bị thoái hóa khớp vai


Rất nhiều trường hợp bị thoái hóa khớp vai, do vận động nhiều như vận động viên cử tạ, cầu lông, golf, bóng bàn, bơi lội... Những người làm việc khuân vác, quai búa, gò, hàn… và cả những bà nội trợ thường xuyên xách đồ nặng cũng dễ bị tổn thương vùng vai, cần phải điều trị thoái hóa khớp vai. Bên cạnh đó, thói quen ít vận động, giữ khớp vai quá lâu ở một tư thế như dân văn phòng ngồi lâu bên máy tính, khiến khớp nhanh chóng “xuống cấp”.

Tùy mức độ bệnh, có người thoái hoá khớp không có biểu hiện đau, có người đau rất nhiều khi vận động. Những tổn thương tại khớp vai rất dễ gặp phải nhưng lại mất thời gian dài để hồi phục khả năng vận động, dù đã được điều trị thoái hóa khớp vai tích cực, vì vùng vai dễ bị viêm dính khớp. Do đó, nên có chẩn đoán sớm và chính xác bệnh lý này.


Khớp vai cấu tạo khá phức tạp


Vai là một trong những khớp lớn của cơ thể, thường xuyên được sử dụng trong vận động hằng ngày nên rất dễ bị tổn thương, vì vậy người bệnh cần chú ý để tránh làm tổn thương khớp, dẫn đến việc phải điều trị thoái hóa khớp vai. Cấu tạo khớp vai khá phức tạp, với năm khớp nhỏ là khớp vai chính, khớp mỏm cùng cánh tay, khớp mỏm cùng xương đòn, khớp ức đòn và khớp bả vai - lồng ngực để biên độ hoạt động của cánh tay có thể mở rộng từ trước ra sau. Khớp vai được treo ổn định nhờ hệ thống dây chằng, gân cơ xung quanh. Nếu hệ thống dây chằng, bao khớp và gân cơ không ổn định hoặc tổn thương thì sẽ gây lỏng lẻo khớp.

Thống kê cho thấy, nguyên nhân làm xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp vai là do chấn thương vùng đốt sống cổ, hoặc sử dụng khớp vai quá nhiều, từ đó gây hao mòn sụn khớp.

Các chấn thương thường không hư hại ngay đến sụn khớp, nhưng theo thời gian theo tiến trình tuổi tác thì khả năng dinh dưỡng cho sụn, cũng như sự lỏng lẻo khớp dần dần đưa đến thoái hoá khớp xảy ra và quá trình điều trị thoái hóa khớp vai thì tương đối khó do cấu trúc vai và sự đa dụng trong các hoạt động hằng ngày.

Theo số liệu thống kê tại Mỹ, có đến 90% bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai là do sụn khớp hao mòn theo thời gian. Những tổn thương của sụn lâu ngày sẽ khiến các phần xương dưới sụn dần lộ ra, tiếp xúc nhau khi vận động, gây ra tình trạng đau khớp, viêm khớp.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.